Hiện nay vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC) đang nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết sau hàng loạt các vụ cháy xảy ra gần đây. Khi tìm hiểu các bạn có biết đến bậc chịu lửa của công trình xây dựng? Đây là hạng mục quan trọng cho công tác PCCC mà mọi công trình cần có để hỗ trợ công tác này tốt nhất. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kiến thức về bậc chịu lửa trong công tác PCCC.
Bậc chịu lửa của công trình xây dựng trong PCCC là gì?
Trong quy kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD nói đến nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng và công trình công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị của bộ xây dựng ban hành tại mục 1.5.19 thì bậc chịu lửa của công trình xây dựng được quy định như sau:
Bậc chịu lửa của công trình xây dựng lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình xây dựng được xác định bằng giới hạn chịu lửa của công trình xây dựng đó qua việc theo tiêu chuẩn đánh giá các hạng mục và kết cấu.
Như vậy bậc chịu lửa sẽ là yêu cầu đầu tiên trong việc PCCC đối với các công trình dân dụng bởi nó là quy chuẩn bắt buộc chủ xây dựng phải tuân theo phục vụ tốt cho công tác PCCC. Bởi vì những quy chuẩn này sẽ giúp cho việc nếu cháy xảy ra sẽ có các biện pháp và điều động xe chữa cháy phù hợp nhất.
Phân loại bậc chịu lửa của công trình
Các quy chuẩn này có quy định rõ về việc phải xác định được bậc chịu lửa của công trình xây dựng. Và để hiểu được các bậc này thì chúng ta cần hiểu một vài thuật ngữ sau:
Giới hạn chịu lửa: Giới hạn này tính bằng thời gian là giờ hoặc phút từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ của quy chuẩn. Việc thử chịu lửa theo quy chuẩn này cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện như là mất khả năng chịu lực, không còn toàn vẹn, mất khả năng cách nhiệt thì được đánh giá là giới hạn chịu lửa của nó đến mức như vậy.
Tuổi thọ công trình: Khả năng giữ được thời gian lâu của công trình chính là tuổi thọ, được tính bằng số năm. Việc này được đánh giá khi công trình đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo đúng với điều kiện sử dụng theo thiết kế và trong môi trường sử dụng, vận hành khai thác bình thường.
Độ bền vững của công trình chính là độ ổn định của công trình trong suốt thời gian khai thác sử dụng. Độ ổn định tỷ lệ thuận với tuổi thọ công trình.
Khi nắm rõ được các khái niệm kể trên thì xác định bậc chịu lửa của công trình qua cách phân loại thành 5 bậc đó là: bậc I, II, III, IV, V. Thứ tự các bậc sẽ giảm dần về khả năng chống lại sự phá huỷ của đám cháy. Và như vậy, nếu bậc 1 sẽ là công trình có khả năng chịu cháy tốt nhất.
Các căn cứ để đánh giá và xác định bậc chịu lửa
Khi xác định bậc chịu lửa cho các hạng mục trong một công trình thì các bạn có thể áp dụng bảng 2 TCVN 2622-1995 để đánh giá cho cột, sàn, tường,…của công trình.
Khi tra bảng 2 xong chúng ta sẽ căn cứ phụ lục C TCVN 2622 -1995 để tra vật liệu tương ứng tạo nên hạng múc đó có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu nếu kết cấu đó không chỉ ra rõ giới hạn chịu lửa thì chúng ta đối chiếu để tra ra bậc chịu lửa.
Việc tính toán bậc chịu lửa sẽ giúp cho người xây nhà xác định được tối đa nhà mình có thể xây bao nhiêu tầng căn cứ vào việc tính toán hệ thống PCCC tương ứng của ngôi nhà. Điều này bạn căn cứu và phụ lục F/QC 06 và H/QC 06.
Các công trình hiện nay nếu cần xác định bậc chịu lửa thì các bạn nên xác định dựa trên TCVN 2622-1995 kết hợp QCVN 06-2010 đối với các công trình dân dụng sẽ đưa ra kết quả chính xác đúng với quy định của pháp luật.
Còn với nhà khung thép mái tôn mà không có giới hạn chịu lực PCCC thì bên PCCC sẽ áp bậc thấp nhất cho nhà loại này là loại V. Việc này sẽ cho các bạn xây tối đa 1 tầng với loại nhà này. Còn nếu công trình của bạn lớn hơn 1200m2 thì bạn có thể thay thế vật liệu hoặc lại sơn chống cháy để tăng bậc chịu lửa cho công trình từ đó có thể xây thêm tầng. Bởi vì sơn chống cháy hiện nay được dùng khá nhiều cho các công trình loại này để có thể tăng khả năng chịu cháy.
Trên đây là thông tin về bậc chịu lửa của công trình và các thông tin liên quan đến bậc chịu lửa cũng như các quy định để các bạn tham khảo. Các bạn cần phải xem kỹ quy định để đảm bảo cho an toàn PCCC cũng như không bị công an PCCC xử lý nếu vi phạm quy chuẩn.